Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Chọn lớpLớp 1Lớp 2Lớp 3Lớp 4Lớp 5Lớp 6Lớp 7Lớp 8Lớp 9Lớp 10Lớp 11Lớp 12 Lưu và trải nghiệm
Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Chọn lớpLớp 1Lớp 2Lớp 3Lớp 4Lớp 5Lớp 6Lớp 7Lớp 8Lớp 9Lớp 10Lớp 11Lớp 12 Lưu và trải nghiệm
Bên cạnh việc được miễn học tiếng Anh thì IELTS cũng là chứng chỉ chứng thực khả năng sử dụng tiếng Anh mà nhiều trường đại học áp dụng chuẩn đầu ra cho sinh viên.
Đại học Kinh tế quốc dân: IELTS 4.5
Học viện ngoại giao: IELTS 5.5+
Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông: IELTS 5.5
Săn học bổng, du học nước ngoài
Khi bạn đã tự xác định được việc có nên học IELTS hay không thì việc tiếp theo bạn nên biết đó là để được theo học nhiều trường đại học trên thế giới, thí sinh bắt buộc phải đạt chứng chỉ IELTS từ 4.5 trở lên.
Tuy nhiên, đây chỉ là mức chung, nhiều trường đại học yêu cầu khác nhau thì cần chứng chỉ cao hơn nữa, ví dụ như các trường đại học lớn và có tiếng tại Anh, Mỹ,v.v..
IELTS được nhiều nước trên thế giới công nhận là kỳ thi uy tín nhất. Đây là điều kiện bắt buộc khi nhập cư, tìm việc hoặc du học tại các quốc gia nói tiếng Anh. Có IELTS trong tay, bạn sẽ có cơ hội rộng mở để săn học bổng, du học tại các trường đại học hàng đầu trên toàn thế giới.
Nếu bạn có kế hoạch du học ở các quốc gia nói tiếng Anh như Anh, Úc, Mỹ, Canada, hoặc New Zealand, việc có chứng chỉ IELTS là quan trọng để đảm bảo rằng bạn có khả năng sử dụng tiếng Anh hiệu quả trong môi trường học tập.
Do đó, để có thể tiến gần hơn với cơ hội du học nước ngoài và xa hơn nữa là nhận học bổng, thí sinh cần có chính chỉ IELTS có band điểm tầm 6.0-6.5 để có nhận được nhiều cơ hội và học bổng hơn.
IELTS không chỉ phục vụ du học mà còn giúp người có chứng chỉ được thăng tiến trong môi trường làm việc quốc tế. IELTS là chứng chỉ uy tín được sử dụng để kiểm tra trình độ tiếng Anh của người làm việc tại nước ngoài.
Hiện nay, rất nhiều môi trường có yêu cầu bằng tiếng Anh khi xin việc. Khi có chứng chỉ IELTS với mức điểm có thể sử dụng tiếng Anh để giao tiếp trong công việc, thí sinh sẽ được đánh giá cao hơn các ứng viên khác.
Do vậy, có bằng IELTS, sự nghiệp của bạn sẽ mở rộng hơn khi cơ hội làm việc tại nước ngoài hay các tập đoàn đa quốc gia nhiều hơn bởi bạn đã có “tấm vé” thông hành, tự tin làm việc với người nước ngoài.
Tăng khả năng cạnh tranh: Chứng chỉ IELTS giúp bạn tăng khả năng cạnh tranh khi ứng tuyển vào các công ty đa quốc gia hoặc các vị trí yêu cầu sử dụng tiếng Anh thường xuyên.
Mức lương cao hơn: Các nhân viên có chứng chỉ IELTS thường được trả mức lương cao hơn so với những người không có.
Cơ hội thăng tiến: Chứng chỉ IELTS có thể giúp bạn có cơ hội thăng tiến cao hơn trong công việc.
Xem thêm chi tiết: Phân tích cơ hội việc làm khi có bằng IELTS
Theo hướng dẫn thực hiện quy chế thi THPT Quốc gia, từ kỳ thi năm 2019 Bộ GD&ĐT quy định miễn thi ngoại ngữ đối với học sinh có chứng chỉ IELTS 4.0 trở lên và được nhận 10 điểm môn tiếng Anh trong kì thi xét tuyển Đại học.
Vậy nên việc có nên học IELTS hay là không tới đây chắc các bạn đã hình dung được những lợi ích khi sở sữu chứng chỉ IELTS phải không nào.
Học IELTS từ cấp 2 – 3 chính là xu hướng hiện nay được các Cha Mẹ học sinh lựa chọn. Chứng chỉ IELTS được cấp bởi một trong hai tổ chức BC hoặc IDP.
Quá trình ôn luyện IELTS đòi hỏi sự kiên nhẫn và tính bền bỉ từ người học rất nhiều. Do đó, để chinh phục band điểm cao, người học IELTS cần phải nỗ lực bền bỉ, học hỏi và luyện tập hàng ngày.
Bên cạnh đó, các sĩ tử cần rèn luyện đều cả 4 kỹ năng là Listening – Reading – Writing – Speaking. Điều đó bắt buộc người học phải thành thạo tất cả các kỹ năng nếu muốn đạt điểm overall cao.
Khi thí sinh hiểu rõ những lợi ích khi có được chứng chỉ IELTS, thí sinh sẽ có câu trả lời cho việc có nên học IELTS hay không. Đặc biệt nếu thí sinh thuộc một trong các đối tượng sau đây thì việc IELTS nên bắt đầu một cách nhanh chóng nhất có thể:
Mong muốn nhận học bổng và du học nước ngoài.
Học sinh THPT muốn miễn thi tiếng Anh, đậu vào các trường Đại học top đầu trong nước.
Nhận được một mức lương tốt hơn.
Di cư hoặc định cư tại nước ngoài.
Để đạt được các mục tiêu ở trên, việc có được chứng chỉ IELTS với mức điểm mong muốn không phải là điều dễ dàng. Thí sinh cần phải dành thời gian để ôn luyện kỹ năng và kiến thức để chuẩn bị cho kì thi rất nhiều bởi vì nội dung thi bao quát tất cả 4 kỹ năng.
Đối với các thí sinh không đặt ra những mục tiêu trên, IELTS vẫn là một lựa chọn tốt để chứng minh khả năng và nâng tầm bản thân hơn.
Bất kỳ ai cũng có thể học IELTS, tuy nhiên, những người sau đây nên đặc biệt quan tâm đến việc học IELTS:
Học sinh, sinh viên: Muốn du học hoặc làm việc trong môi trường quốc tế.
Người đi làm: Muốn thăng tiến trong công việc hoặc có cơ hội làm việc cho các công ty đa quốc gia.
Cá nhân: Muốn nâng cao khả năng tiếng Anh và phát triển bản thân.
Có nhiều cách để học IELTS, bạn có thể lựa chọn phương pháp phù hợp với bản thân, bao gồm:
Tự học: Sử dụng sách vở, tài liệu online và các nguồn tài nguyên miễn phí khác.
Tham gia khóa học: Tham gia các khóa luyện thi IELTS tại các trung tâm uy tín.
Kết hợp tự học và tham gia khóa học: Đây là phương pháp hiệu quả nhất để học IELTS.
Với việc tự học IELTS đòi hỏi thí sinh phải có khả năng tự học cao. Thí sinh phải dành nhiều thời gian để tìm tòi kiến thức và tài liệu phù hợp với bản thân mình.
Việc tự định hướng và điều chỉnh bản thân ôn luyện đúng cách cũng là một vấn đề cần phải đặt lên hàng đầu. Vì vậy, khi đã lựa chọn tự học IELTS tại nhà, thí sinh hãy xây dựng một tinh thần ôn luyện vững chắc và tìm nguồn tài liệu uy tín, phong phú và phù hợp với bản thân.
Với việc học tại các trung tâm tiếng Anh, thí sinh cần lựa chọn một trung tâm phù hợp với bản thân để có thể tiếp thu kiến thức một cách tốt nhất.
Thí sinh có thể tham khảo các khóa học phù hợp với mọi trình độ tại ZIM:
Pre IELTS: cam kết đầu ra 3.5 IELTS
IELTS Foundation: Cam kết đầu ra 4.5 IELTS
IELTS Intermediate: Cam kết đầu ra 5.5 IELTS
IELTS Advanced: Cam kết đầu ra 6.5 IELTS
IELTS Master: Cam kết đầu ra 7.5 IELTS
Hình ảnh lớp học và thi thử Anh ngữ ZIM
Các khóa học tại ZIM đều có đặc điểm chung là:
Giáo trình do các thầy cô giảng viên tại ZIM có trình độ từ 7.5 – 8.5 IELTS biên soạn và không ngừng cập nhật theo các xu hướng mới nhất của bài thi.
Được học thử và hoàn tiền nếu học viên cảm thấy không phù hợp.
Kho tài liệu và video tổng hợp các kiến thức nền tảng trên website.
Với những chia sẻ trên, hy vọng thí sinh đã quyết định có nên học IELTS hay không? Nếu câu trả lời là có, thí sinh hãy bắt đầu thực hiện càng sớm càng tốt để nhanh chóng có được chứng chỉ IELTS và đạt được những mục tiêu xa hơn nữa.
Hoạt động “Vận hành phòng thí nghiệm nước sạch” đã gợi mở cho các bậc phụ huynh góc nhìn phong phú về vấn đề này. Hoạt động được tổ chức bởi iSMART Education theo mô hình giáo dục STEAM, dành cho các bạn học sinh Quán quân và Á quân cuộc thi “
Đến với sự kiện, các em học sinh trong tâm thế của những người chiến thắng từ một cuộc thi Toán-Khoa bằng tiếng Anh; song, thay vì đắm chìm trong vinh quang, các em được khuyến khích tham gia vào một dự án có ý nghĩa xã hội: chế tạo máy lọc nước sạch mini cho cư dân thành phố.
Gần 100 bạn nhỏ chia thành 4 đội, tham gia các thử thách STEAM như: “Giải mã DNA sự sống”, “Nước rút Tangram”, “Vòng tuần hoàn màu sắc”, “Cú chạm kỳ diệu”. Qua đó, học thêm các kiến thức về nước và thu thập nguyên liệu để hoàn thành dự án lớn của mình.
Cơn mưa nặng hạt cuối hè cùng thời tiết khó đoán của Hà Nội không làm chùn bước chân các nhà khoa học nhí. Ngược lại, chính sự bất định của ngoại cảnh và thách thức trong quá trình “lọc nước” càng tôi rèn thêm ý chí quyết tâm của các bạn nhỏ.
Bạn Hoàng Giang chế tạo và sửa máy lọc tới 15 lần mới lọc được màu nước ưng ý, trong khi Thái Hưng (THCS Mai Dịch) chia sẻ: “Con đã làm đi làm lại thiết bị lọc nước nhiều lần tới không thể đếm được”.
Ông Kiều Huy Hòa, Giám đốc iSMART Education khu vực phía Bắc chia sẻ: “Vượt trên ý nghĩa thông thường của một cuộc thi, chúng tôi muốn tạo môi trường cho các em học sinh áp dụng kiến thức của mình vào thực tiễn. Qua đó, nhắn nhủ các em và các bậc phụ huynh ý nghĩa lớn của việc học. Học để lập thân, lập nghiệp nhưng học cũng là để giúp cộng đồng và xã hội đổi mới. Học giỏi không chỉ là điểm số mà là kiến tạo, áp dụng phát triển đời sống”.
Trưởng thành và hoàn thiện bản thân
Trời mưa không phải là khó khăn duy nhất với “biệt đội khoa học”. Các thử thách tại sự kiện cũng “khó nhằn” không kém, đòi hỏi áp dụng kiến thức Toán, Khoa học linh hoạt kết hợp làm việc nhóm, thảo luận, phân công hiệu quả, và trên hết là sự kiên trì bền bỉ.
Làm việc nhóm, xử lý tình huống
Cụ thể như ở trạm “Vòng tuần hoàn màu sắc”, các đội được yêu cầu tạo ra 15 con bướm màu cam nhưng chỉ được cung cấp ít màu vàng, hồng, xanh cùng lượng giấy rất hạn chế. Có nhóm suýt bỏ cuộc vì lỡ dùng gần hết bảng màu mà vẫn chưa “sáng chế” đủ màu cam như yêu cầu.
Hay như ở trạm “Giải mã DNA sự sống”, các bạn phải tạo ra một ly nước với các tầng màu sắc khác nhau dựa trên kiến thức vật lý về khối lượng riêng. Nếu không chuẩn xác trong việc đong lượng đường, nước hay thiếu sự phối hợp giữa các thành viên, sản phẩm sẽ bị hòa lẫn với nhau.
Khó khăn nhất phải kể đến dự án cuối cùng. Những nhà khoa học nhí tự tạo ra thiết bị lọc nước mini với nguồn nước được lấy từ chính con sông Tô Lịch chảy qua thành phố. Với vỏ chai nhựa, cát, sỏi, than hoạt tính…, các bạn bắt tay vào chế tạo thiết bị lọc theo công thức khác nhau và bắt đầu “thất bại” khi nước lọc ra không sạch trong lần đầu thử nghiệm.
Lý giải cho việc “làm khó” các em học sinh, ông Hạ Mạnh Quyết, Trưởng phòng Chuyên môn iSMART Education nhắn nhủ: “Thiết kế độ khó vừa phải cho những hoạt động thú vị là cách tạo động lực phát triển cho các em học sinh. Chính trong những thử thách, các em phát huy được năng lực phân tích, vận dụng kiến thức vào xử lý tình huống; tăng cường kỹ năng làm việc nhóm và sự kiên định, “không chùn bước” trước khó khăn. Ví dụ như không đủ bút vẽ thì có thể dùng chỉ buộc giấy lọc thành hình con bướm, hay lọc nước chưa sạch thì tìm hiểu nguyên nhân, thử và sai nhiều lần để có được thành quả tốt nhất. Đây cũng là cách chúng ta giáo dục một thế hệ sáng kiến, sáng tạo, mạnh mẽ và tự tin”.
“Nhà khoa học nhí” và sản phẩm lọc nước đầu tay
Dường như chính cái “khó” lại đem tới sự thích thú cho các bạn học sinh. Bạn Thùy Linh (THCS Mai Dịch) cho biết thích nhất phần “Giải mã DNA sự sống” vì “Kiến thức này chúng con đã được học trên trường nhưng hôm nay mới có cơ hội trải nghiệm thực tế”.
Chị Tâm, mẹ bé Vân Khánh, học sinh Trường tiểu học Nghĩa Tân chia sẻ niềm hạnh phúc khi nhìn thấy cô bé nhút nhát nhà mình mạnh dạn hơn, vui vẻ tham gia các hoạt động bằng tiếng Anh tại sự kiện cùng các bạn học sinh khác.
Cách thức tổ chức, vận hành các trò chơi, cùng với sự quan tâm của các thầy cô giúp mọi thành viên đều được tham gia, đóng góp công sức vào kết quả chung của cả đội, khép lại một dự án mùa hè ý nghĩa của “Biệt đội khoa học iSMART”.
Báo Thanh Niên bắt đầu loạt trao đổi "Học đại học để làm gì?" nhằm giải đáp cho những câu hỏi mang tính gốc rễ: có phải học đại học chỉ có ý nghĩa đơn giản là để học một ngành, ra trường tìm một nghề nghiệp phù hợp để sinh sống và làm việc?
Khách mời chia sẻ đầu tiên là GS Trương Nguyện Thành, người lâu nay nổi tiếng với biệt danh "giáo sư quần đùi".
Thưa ông, mỗi lần nhìn thấy ông, như giây phút này đây, chúng tôi lại nhớ tới chiếc quần đùi hoa của ông cách đây vài năm. Không biết là cuộc sống cũng như công việc của "giáo sư quần đùi" Trương Nguyện Thành hiện nay như thế nào ạ?
Tôi quyết định sẽ về Việt Nam dài hạn hơn để làm những gì mình ấp ủ trong một thời gian dài. Tôi cũng đã dạy ở ĐH Utah đúng 30 năm và tôi nghĩ là như thế là cũng đủ rồi.
Hôm nay chúng ta sẽ nói về chủ đề khá rộng lớn là "Học đại học để làm gì?". Là một người Việt Nam, sang Mỹ học tập, nghiên cứu giảng dạy đại học rồi sau đó quay về quản lý một số trường đại học ở Việt Nam. Vậy theo ông học đại học để làm gì?
11 tuổi tôi bán thuốc lá dạo ở bến xe lam Sài Gòn, 19 tuổi cùng em trai sang Mỹ… Dù cuộc sống khổ cực nhưng tôi vẫn không gác lại chuyện học hành để lao vào con đường mưu sinh. Vì sao như thế?
Điều đầu tiên tôi nhận thức cho câu hỏi "Học đại học để làm gì?" là học để thoát nghèo vì mình nghèo! Vào đại học, tôi có môi trường nói chuyện với thầy cô, làm việc trong phòng thí nghiệm, được hiểu biết thêm, có thêm kiến thức. Lúc đó ngoài việc học đại học, ngoài việc học để thoát nghèo tôi còn thấy "A! học để khám phá bản thân mình", khám phá cái gì mình giỏi, mình thích, học để phát triển con người cá nhân của mình.
Lúc bắt đầu học tôi không biết gì về nghiên cứu, không biết gì về tiến sĩ, cao học. Khi vào phòng thí nghiệm năm thứ 2, năm thứ 3 tôi lại muốn đi học cao học, muốn nghiên cứu mà 2 năm trước đó tôi chẳng biết gì cả. Tôi bắt đầu nghiên cứu nhiều hơn, nói chuyện với thầy cô, các nhà khoa học nổi tiếng trên thế giới khi dự hội nghị, mở mang tầm nhìn. Lúc đó tôi mới nhận ra "A, học để có một ước mơ!". Tôi mơ trở thành nhà khoa học. Tôi cố gắng làm tiến sĩ để trở thành nhà khoa học. Mà để làm nhà khoa học có cơ hội nghiên cứu những công trình này, công trình kia thì tôi đi làm giáo sư.
Nhưng làm giáo sư đâu có dễ. Khó lắm! Chỉ 1 - 4% tiến sĩ giỏi nhất của nước Mỹ mới làm giáo sư. Mà giáo sư của trường đại học nghiên cứu còn khó nữa.Tôi cố phát triển để đạt được ước mơ của mình.
Vậy cụ thể ông muốn truyền tải điều gì về mục đích học đại học, thưa ông?
Bạn nghĩ "học đại học để thoát nghèo" cũng được, cũng đúng. Nhưng bạn càng lên cao thì ước mơ càng lớn, tầm nhìn càng xa. Bạn học không chỉ cho bản thân bạn. Tôi học không chỉ cho tôi mà còn ảnh hưởng tích cực tới xã hội nữa. Và trước đó là ảnh hưởng đến gia đình của mình.
Như lời cha tôi đã dặn dò trước khi tôi lên đường sang Mỹ là "bay càng cao thì con sẽ thấy được càng xa", ý niệm về việc học của tôi từ "học để thoát nghèo", sau đó đã được nâng lên thành "học để khám phá bản thân và học để có một ước mơ", rồi cuối cùng là học để "thắp lửa", để truyền cảm hứng và dẫn đường cho người khác.
Từ "giáo sư quần đùi" đến ngày nghỉ việc tại Trường ĐH Hoa Sen
Đại học là nơi cung cấp nguồn tài nguyên tri thức rộng mở. Ở đó, người học có nhiều cơ hội để mở rộng vốn hiểu biết, qua bài giảng, và trong quá trình tương tác, trao đổi với người dạy hay thực hành, nghiên cứu. Đó là cơ sở xác định thế mạnh và sở thích cá nhân. Khi biết được bản thân mong muốn trở thành ai trong tương lai thì chúng ta sẽ có động lực để thực hiện ước mơ và nỗ lực nhằm khai phóng tiềm năng của chính mình.
Có phải là cuộc sống, hoặc là tâm thế học đại học của sinh viên học đại học ở Mỹ khác với Việt Nam không thưa ông? Và có phải đó cũng là một trong những điều quyết định cho sự thành công khi học đại học không?
À! Đúng. Có khác. Văn hóa của người Mỹ, trong văn hóa dạy con và xã hội, họ khuyến khích con cái độc lập càng sớm càng tốt. Thứ nhất là sau khi tốt nghiệp trung học thì người Mỹ thường thể hiện tính độc lập của mình, đó là lên học đại học thì ở riêng, sống riêng và tự lập. Chính vì tính tự lập đó nên sinh viên đại học của Mỹ già dặn hơn, chín chắn hơn và họ đắn đo với những quyết định trong cuộc sống. Tại vì họ phải đi làm, rồi đi học, rồi trả tiền phòng, cha mẹ có thể hỗ trợ thêm tiền học phí một ít thôi. Nhờ vậy, vốn sống của các bạn khi tốt nghiệp đại học so với vốn sống của sinh viên Việt Nam cao hơn nhiều.
Cha mẹ Việt Nam bao bọc con khá là kỹ, kể cả khi con học đại học. Tôi nhớ có lần tôi phỏng vấn một em sinh viên. Tôi hỏi một câu hỏi rất là thường tình mà hầu như tất cả các phòng nhân sự ở doanh nghiệp ở Mỹ cũng thường hay hỏi: "Bạn chia sẻ cho tôi một thử thách lớn nhất mà bạn đã trải qua trong cuộc đời và bạn vượt qua nó như thế nào?".
Bạn sinh viên sắp ra trường đã trả lời rằng: "Dạ thưa thầy, em thấy cuộc sống của em thoải mái không có gì hết, chưa hề gặp phải thử thách gì hết". Tôi hỏi "Thế sao?". Bạn sinh viên trả lời: "Tại vì cha mẹ em lo hết, em chỉ việc học thôi. Tới bây giờ em chưa phải gặp phải một thử thách gì cả. Cho nên thầy hỏi em cũng không biết trả lời ra sao!".
Tự lập là một quá trình dạy con từ khi còn nhỏ. Tôi có viết cuốn sách Cha voi chia sẻ quá trình dạy con của mình. Tôi cho là trách nhiệm của cha mẹ cần chuẩn bị cho con ngày không có mình ở đó, cái ngày đó có thể tới bất kỳ lúc nào. Tôi từng là đứa trẻ được ông nội nuôi dạy, 11 tuổi phải bán thuốc lá mưu sinh. Vì sao cuộc sống đảo ngược như vậy? Vì ba tôi bệnh, liệt nửa người, không còn là trụ cột gia đình. Kinh tế gia đình sụp đổ nên tôi phải đi bán thuốc lá thôi. Tôi cứ nghĩ chuyện của ba tôi bị đột quỵ liệt nửa người mà nghĩ mình phải chuẩn bị cho con mình thời điểm không có mình, có khả năng ngày mai không có mình.
Cho nên, tôi cho là vốn sống, kinh nghiệm tích lũy được ở đại học phần lớn quyết định sự thành công khi tốt nghiệp. Doanh nghiệp Mỹ hay doanh nghiệp Việt Nam thường cho rằng kiến thức chỉ là một phần nhỏ vì khi đi làm thì hầu như phải học lại hết để cập nhập kiến thức mới. Doanh nghiệp Việt Nam hay phàn nàn là kỹ năng sống, vốn sống của sinh viên Việt Nam yếu. Tôi thấy rằng sinh viên Việt Nam không có nhiều cơ hội để phát triển vốn sống khi học đại học. Nó có 2 lý do: Một là các chương trình đào tạo quá nặng về kiến thức; thứ hai môi trường đào tạo chỉ coi tới lớp là học, rất ít có cơ hội có một môi trường sinh hoạt ở trong trường đại học.
Ngày trở lại Việt Nam với chuyến đạp xe xuyên Việt
Vậy làm sao để học đại học thành công, thưa ông?
Ngoài mục tiêu học tập, một điều không thể thiếu trong hành trang của mỗi sinh viên trước khi bước vào ngưỡng cửa ĐH là "tâm thế chủ động". Đại học là cánh cửa bước vào đời với rất nhiều thứ thú vị để học hỏi, khám phá. Hãy để cho mình một tâm thế. Tâm thế khám phá thế giới bên ngoài lẫn bên trong. Mình là ai? Mình muốn gì?
Thế giới vốn "phẳng" và không có một giới hạn nào cho việc tiếp cận tri thức. Những kiến thức có được ở giảng đường ĐH phần lớn sẽ trở nên cũ kỹ khi sinh viên bước vào môi trường làm việc. Ở ĐH, bạn không chỉ tới lớp để ngồi nghe thầy giảng rồi học thi. Điều đó chỉ mang lại cho bạn kiến thức thay vì sự khám phá. Trong khi, những kỹ năng mềm và vốn sống được tích lũy qua quá trình tự tìm tòi và học hỏi mới là điều mà các doanh nghiệp tìm kiếm ở người lao động.
Hãy vượt ra khỏi vùng an toàn. Con đường chinh phục hoài bão luôn chông gai nhưng điều đó không phải là lý do để chùn bước. Chúng ta phải chấp nhận làm những gì mình chưa làm, làm điều mà bản thân cảm thấy sợ. Phải chấp nhận thử thách, chấp nhận những cái mới, chấp nhận cái gọi là "thử lửa". Những điều đó có thể đem lại cho mình sự run rẩy và sợ hãi. Thế nhưng, khi vượt qua bạn sẽ phát triển được bản thân mình.
Không có gì là thất bại, cũng chẳng có gì là thành công. Tất cả đều là khám phá mới và tất thảy đều là kết quả của quá trình khám phá đó mà thôi.