Sống Ở Đời Đừng Hiền Quá

Sống Ở Đời Đừng Hiền Quá

Anh hãy nghĩ lại, tình cảm mà vợ đã dành cho anh thật quá cao cả phải không? Cô ấy đã vượt qua bao nhiêu bức tường ngăn cản để đến với anh. Hiện tại cô ấy đang bị rất nhiều áp lực từ gia đình, xã hội, bạn bè, nếu có những lời thật sự xúc phạm đến anh thì anh hãy cố gắng bỏ qua.

Anh hãy nghĩ lại, tình cảm mà vợ đã dành cho anh thật quá cao cả phải không? Cô ấy đã vượt qua bao nhiêu bức tường ngăn cản để đến với anh. Hiện tại cô ấy đang bị rất nhiều áp lực từ gia đình, xã hội, bạn bè, nếu có những lời thật sự xúc phạm đến anh thì anh hãy cố gắng bỏ qua.

VHO- Huế từ lâu được xem là một trong nững thành phố cổ kính và nên thơ nhất của cả nước bởi nét trầm lắng, thanh tú và thơ mộng của nó. Hiếm có nơi nào lại hội đủ những nét hài hòa như Huế. Sông núi, cảnh vật, đền đài, lăng tẩm… tất cả được tạo hóa và bàn tay con người tạo lập để tôn thêm vẻ đẹp hoàn mỹ, liên hoàn làm thành nét riêng rất Huế.

Du khách đến thăm Huế, ai cũng phải ngỡ ngàng trước đơn sơ mà thẳm sâu, quyến rũ của Huế. Không cầu kỳ, không hiện đại, không có những tòa nhà cao tầng chọc thủng trời xanh như những thành phố hiện đại khác, Huế lặng lẽ giữa muôn ngàn cỏ cây, hoa lá. Sự lặng lẽ đến dịu dàng, trầm tư ấy đã làm thánh thiện lòng người, đưa con người trở về với thiên nhiên, chan hòa cùng thiên nhiên như một triết lý sống và tồn tại riêng của Huế.

Riêng con sông Hương thôi cũng đã làm say đắm bao người. Như bao con sông khác, nhưng sông Hương không ồn ào, dữ dội; trái lại rất dịu dàng pha chút gì như nhớ nhung, luyến tiếc. Vì vậy mà lúc nào sông cũng dùng dằng như cố tình neo giữ một tình yêu sâu nặng trước khi trôi về biển cả. Sông Hương là nét đẹp bình dị mà kỳ vĩ giữa đất thần kinh đã làm thổn thức và tạo bao thi tứ bất ngờ cho các thi nhân mọi miền đến Huế. Thảo nào, nhà thơ Cao Bá Quát đã từng thẫn thờ thốt lên những lời gan ruột “Trường giang như kiếm lập thanh thiên”. Con sông đã chia đều hai bờ thành phố làm thành qui luật cân bằng của con người và thiên nhiên bằng khát vọng sẻ chia, bù đắp.

Sông Hương lại như một dải lụa mềm lung linh, huyền ảo lúc đêm về. Những chiếc cầu bắc qua sông có thể hình dung như những vòng tay choàng qua dòng sông thiếu nữ càng tăng thêm vẻ huyền bí, cổ tích. Đứng trên cầu Trường Tiền ngắm trăng thượng huyền treo vành vạnh trên chùa Thiên Mụ càng thấy sự ngưng đọng đến mê người của Huế dưới làn sương mờ ảo.

Hoà không khí trầm mặc ấy là thành phố lúc về đêm phản chiếu bồng bềnh trên sông cùng văng vẳng dư âm của giọng hò khuya khoắt và làn hương mỏng tỏa thơm từ các khu vườn đầy hoa trái. Từ những nét hiện thực và huyền ảo ấy, du khách nhận ra nét Huế - một tình yêu dịu dàng, cuốn hút và lan tỏa đến đam mê, trí tuệ, nâng lên thành văn hóa, văn hoa giữa cuộc sống bộn bề náo nhiệt của con người hiện đại, giúp họ bất chợt quay về với thiên nhiên - niềm an ủi thanh cao có khả năng thanh lọc tâm hồn, giữ thăng bằng cho tình yêu và cuộc sống.

Sông Hương, cầu Trường Tiền - Ảnh QuangTran

Huế đẹp còn ở màu sắc đa dạng của nó. Hình như cảnh vật ở đây đã làm cho màu sắc Huế luôn thay đổi, biến hoá. Màu diệp lục của cây trái, màu sáng của bầu trời, màu xanh của sông, màu u tịch của thành quách, màu ráng chiều từ núi Kim Phụng lan tỏa…đã tạo cho Huế một gam màu đặc biệt và luôn thay đổi theo thời khắc. Và ở đó, màu tím được hội tụ, tôn lên thành biểu trưng, thành định ngữ và đã đi vào văn học nghệ thuật như một sở hữu: Màu tím Huế.

Tôi không dám thốt lời khen Huế đẹp

Bởi trước tôi bao thi sĩ nói rồi

Nhưng màu tím sông Hương chiều khép nép

Trăng đêm rằm Vỹ Dạ nói cùng tôi

Nói đến màu sắc Huế không thể quên sắc màu dập dìu, e ấp - màu áo trắng nữ sinh trong trắng, hồn nhiên của thành Huế có từ thời nữ sinh Đồng Khánh kiêu sa, thơ mộng xa xưa.

Huế cũng là xứ sở của chùa chiền. Không nơi đâu lại nhiều chùa như ở Huế. Chùa nằm ở mọi nơi: trên núi đồi, trong thung lũng, giữa lòng thành phố…Tất cả đều thánh thiện và mầu nhiệm trong sự hòa hợp, tương giao với cuộc sống trần thế. Người Huế gắn với đạo Phật như một sinh hoạt văn hóa tâm linh trong đức tin nhân ái, từ bi. Tiếng chuông chùa ở đây hình như cũng trở thành âm thanh huyền diệu, lay động tâm thức con người, nhắc họ hướng về những ước mơ Chân - Thiện - Mỹ.

Âm thanh, màu sắc, hương thơm chính là ba yếu tố tương hợp làm nên nét đẹp hài hòa, hấp dẫn của Huế. Chúng được thể hiện vào nhân sinh hằng ngày một cách nghệ thuật. Tiếng hò khoan, điệu mái nhì mái đẩy trong những đêm đầy trăng trên dòng Hương Giang - một biểu hiện của đời sống văn hoá tao nhã của người dân cố đô. Màu tím Huế thủy chung son sắt, mùi thơm của hoa trái từ các khu vườn góp thành sự thi vị hóa nếp sống bình dị mà lịch lãm, thu hút cảm tình ccon người và biết bao lữ khách/ viễn khách mà nhà thơ Hải Bằng đã nói hộ chúng ta cái dịu dàng, quyến rũ ấy:

Để lại mùa trăng đợi trước thềm

Như bao thành phố khác, Huế đã tự tạo cho mình những nét đẹp ít nơi nào có được. Nét đẹp ấy không bị cũ đi mà ngày càng chứng minh sức sống kỳ diệu của nó do sự ý thức tôn vinh và tôn tạo của nhân dân. Khách du lịch nước ngoài đến Huế đều trầm ngâm và nghĩ suy về một thành phố du lịch lý tưởng, dẫu rằng những phương tiện và tiện nghi còn nhiều thiếu thốn. Mỗi một con người, trong tận cùng sâu thẳm của tình cảm, trong sự khiêm nhường kín đáo đều không ngại ngùng thốt lời khen Huế đẹp. Đó cũng chính là lời ngơi ca của bạn bè gần xa dành cho Huế - thành phố di sản của nhân loại.

Và hẳn nhiên không chỉ riêng người dân xứ Huế yêu thương và nghĩ về Huế với những tình cảm thiêng liêng, sâu nặng. Và cứ mỗi lần nghĩ về Huế, bao kỷ niệm và tình cảm hiện về, đánh thức trong mỗi chúng ta những ước mơ lặng thầm, diệu ngọt.

(HNMCT) - Sinh hoạt tín ngưỡng Phật giáo luôn là một phần quan trọng trong đời sống của người dân Thái Lan. Từ lúc mới chào đời đến lúc trưởng thành, lễ cưới, ma chay... đều có những hoạt động liên quan đến chùa và tăng sĩ. Người Thái đi lễ chùa như một lẽ tự nhiên để thể hiện tín ngưỡng tôn giáo. Là một nét văn hóa lâu đời, hầu hết phật tử ở Thái Lan đều biết cách cư xử đúng mực khi đi lễ chùa.

Vào những ngày đầu năm mới, người dân Thái Lan thường đi lễ chùa để dâng vật thực và cầu nguyện cho một năm bình an, cuộc sống trường thọ. Trong lễ dâng vật thực này, người Thái trao các vật dụng sinh hoạt cho các sư thầy để tỏ lòng thành kính. Trong những giỏ quà, các phật tử thường đặt vào đó lương thực hoặc đồ dùng cần thiết như gạo, xà bông, thuốc men, áo quần, nước trái cây, nến, dù, giày dép, đèn pin, sữa, kem và bàn chải đánh răng, nước khoáng, mỳ gói...

Một số tín đồ Phật giáo ngoài quyên góp tiền vào hòm công đức đặt trong chùa còn trực tiếp trao tặng tiền cho các tăng lữ. Số tiền này tùy vào lòng hảo tâm của phật tử và tuyệt nhiên các tăng lữ không được quyền yêu cầu phật tử cho tiền. Đó là một điều cấm kỵ ở đất nước Chùa Vàng. Người Thái cũng không bao giờ để tiền vào tay tượng Phật vì đó là một hành động bất kính, trái với đạo lý nhà Phật.

Theo truyền thống, người dân Thái Lan ăn mặc rất cẩn thận khi đến chùa và họ cũng đặt ra những tiêu chuẩn về trang phục đối với khách du lịch muốn tới lễ Phật. Để đảm bảo sự tôn nghiêm, thông thường, váy hoặc quần phải có chiều dài quá đầu gối. Áo cũng phải kín đáo, không được hở vai, lưng và bụng. Rất nhiều ngôi chùa yêu cầu phật tử và khách du lịch để giày dép ở bên ngoài gian thờ.

Không riêng gì ở Thái Lan mà hầu như quốc gia Phật giáo nào cũng vậy, nữ giới thường giữ khoảng cách khi tiếp xúc với các vị sư và không chạm tay vào họ. Ngoài việc chú ý không cười nói quá to, hạn chế chụp ảnh khi vào đền, chùa, trong văn hóa Thái Lan, việc chỉ tay bằng ngón trỏ bị coi là bất lịch sự. Chính vì thế, khi tham quan một ngôi đền, chùa và muốn chỉ ra một chi tiết thú vị cho bạn bè hoặc hỏi người hướng dẫn về điều gì đó, khách tham quan sử dụng cả bàn tay với lòng bàn tay hướng lên trên để chỉ. Bên cạnh đó, theo quan điểm của người Thái, chân là bộ phận “thấp kém” nhất nên khi ngồi đàn ông thường bắt chéo chân và phụ nữ quỳ gập chân về phía sau. Đặc biệt, khi ở trong chùa, việc ngồi gác chân cao, ngón chân chĩa vào các tượng Phật được xem là hành vi phỉ báng đức Phật.

Chính vì những quy tắc nghiêm ngặt tại các đền, chùa Thái Lan, trên diễn đàn du lịch nổi tiếng thế giới TripAdvisor, chủ đề mặc gì và làm gì khi tới chốn tâm linh ở xứ Chùa Vàng được các thành viên bàn tán rất sôi nổi. Nhiều ý kiến đồng tình rằng, tùy vào mỗi quốc gia, tùy vào từng khu vực mà cách ăn mặc phải tuân theo quy tắc “nhập gia tùy tục”. Tại các đền, chùa Thái Lan, khách du lịch thường được khuyến cáo mặc phục trang giản dị, kín đáo, tránh những chiếc áo bó sát người và quần cộc vì đây là một đất nước Phật giáo lâu đời. Nhiều người đến chùa để cầu nguyện và thiền định, vì vậy, tốt hơn hết là tránh nói chuyện rôm rả và nên để điện thoại ở chế độ im lặng.

Người dân Thái Lan rất tôn thờ Phật và đền, chùa với họ là nơi rất linh thiêng. Du khách có thể nhìn thấy những lời nhắc nhở của Phật giáo trong suốt chuyến du lịch của họ. Do đó, nhiều người dân đã bày tỏ thái độ không hài lòng khi du khách đến nơi linh thiêng có thái độ khiếm nhã. Cách đây không lâu, một phụ nữ phương Tây bị người dân Thái Lan phản ứng dữ dội sau khi mặc váy ngắn và ngồi hớ hênh chụp ảnh tại chùa Wat Phra Kaew (chùa Phật Ngọc) ở Bangkok. Hình ảnh nữ du khách trong tư thế phản cảm đã bị một người đi chùa chụp lại và đăng tải trên facebook với dòng nhận xét: "Đây là hành động không phù hợp. Dù không nhìn thấy biển cảnh báo, cô ấy cũng không nên làm vậy". Năm 2017, một cặp du khách nam quốc tịch Mỹ cũng chụp ảnh khiếm nhã trước một ngôi chùa. Hai người này bị cảnh sát bắt giữ, phải nộp phạt và bị trục xuất khỏi Thái Lan.

Hiểu và trân trọng các tập tục, quy định khi đi lễ đền, chùa, mỗi du khách không chỉ tạo được thiện cảm với người dân Thái Lan mà còn giúp họ gìn giữ, bảo vệ sự tôn nghiêm ở chốn linh thiêng, qua đó lan tỏa nét văn hóa đẹp trong đời sống tâm linh ở đất nước có tới 95% dân số là phật tử.