(Thanh tra) - Thế kỷ X ghi dấu ấn trong lịch sử Việt Nam đầy những biến động và bất ổn. Từ năm 905 đến 1.009 có 5 vương triều thay nhau thiết lập quyền cai trị. Cụ thể là họ Khúc 20 năm, họ Dương 7 năm, Ngô Quyền 27 năm, nhà Đinh 12 năm, Tiền Lê 29 năm.
(Thanh tra) - Thế kỷ X ghi dấu ấn trong lịch sử Việt Nam đầy những biến động và bất ổn. Từ năm 905 đến 1.009 có 5 vương triều thay nhau thiết lập quyền cai trị. Cụ thể là họ Khúc 20 năm, họ Dương 7 năm, Ngô Quyền 27 năm, nhà Đinh 12 năm, Tiền Lê 29 năm.
Trần Trọng Kim là tác giả của nhiều tác phẩm liên quan đến các chuyên đề lịch sử, văn hóa, giáo dục, triết học, tôn giáo. Có thể kể tới những tác phẩm tiêu biểu của ông như Sơ học luân lý (soạn năm 1914), Sư phạm khoa yếu lược (1916), Sơ học An Nam sử lược (1917), Sư phạm yếu lược (1918), hợp soạn cùng Phó bảng Bùi Kỷ và Phạm Duy Khiêm cuốn Việt Nam văn phạm (1941). Mảng văn học, ông có các tác phẩm Truyện Thúy Kiều (1925), Hạnh thục ca (1936), Đường thi (1944), Việt thi (1945), Một cơn gió bụi (Hồi ký năm 1945-1953). Về lịch sử ông viết cuốn Việt Nam sử lược, gồm hai quyển Thượng và Hạ, được nhà in lần đầu vào năm 1920, do nhà in Trung Bắc tân văn (Hà Nội) xuất bản. Đây là một trong những công trình sử học viết bằng quốc văn (chữ Quốc ngữ) theo phương pháp khoa học phương Tây sớm nhất tại Việt Nam đầu thế kỷ XX(3). Cho đến nay, quyển sử này vẫn giữ nguyên giá trị và được nhiều nhà học giả hiện đại đánh giá rất cao. Còn những sách viết về tôn giáo có cuốn Nho giáo (1930), Phật giáo thuở xưa và Phật giáo ngày nay (1938), Phật lục (1940), Vũ trụ đại quan (1943)(4).
Trong số các tài sản tri thức của Trần Trọng Kim, thì cuốn Nho giáo được xem là công trình đồ sộ và công phu bậc nhất của ông. Bằng phương pháp nghiên cứu rất khoa học, ông đã phân tích các đóng góp của Nho giáo trong từng giai đoạn lịch sử, làm nổi bật các giá trị đạo đức tiềm ẩn trong Nho giáo, “từ đó tìm ra những gì mang tính tiếp nối và đứt gãy”(5).
Song song với hoạt động sáng tác văn học, Trần Trọng Kim còn tham gia vào phong trào chấn hưng Phật giáo tại Bắc Kỳ. Sau khi hội Phật giáo Bắc Kỳ thành lập vào năm 1934, không lâu sau ông được bầu vào cương vị Trưởng Ban khảo cứu và diễn giảng của hội, chuyên tâm vào công việc khảo cứu và thuyết giảng, giúp cho hội Phật giáo ngày càng phát triển ổn định.
Đầu thế kỷ XX, văn hóa truyền thống rơi vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng. Sự du nhập của văn minh phương Tây với những ưu thế về khoa học, kỹ thuật đã tác động không nhỏ đến văn hóa truyền thống, đặc biệt là Nho giáo, khiến cho hệ tư tưởng này đứng trên bờ vực suy vong. Tình hình Phật giáo Việt Nam cũng không mấy khả quan, nếu như không nói là đang cùng chung cảnh ngộ với Nho giáo.
Trước khi phong trào chấn hưng Phật giáo ra đời, tình trạng chung của Phật giáo Việt Nam là bức tranh vô cùng ảm đạm. Trong tình thế đó của Phật giáo, trí thức đương thời không đứng ngoài cuộc. Một số trí thức nhiệt huyết đã tiên phong đứng ra vận động phong trào chấn hưng Phật giáo.
Phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX, như các tài liệu hiện nay đề cập, nhìn chung đều cho rằng nó xảy ra trong những năm đầu của thập kỷ XX, sau đó phát triển và trở thành phong trào lớn mạnh. Mục đích của phong trào chấn hưng là nhằm cứu vãn tình trạng xuống cấp nghiêm trọng của Phật giáo cuối cùng hướng tới thanh lọc các học thuyết, đổi mới Phật giáo phù hợp hơn với nhu cầu thực tiễn đương đại.
Đối với Phật giáo nói chung và phong trào chấn hưng Phật giáo Bắc Kỳ nói riêng, vai trò và ảnh hưởng của Trần Trọng Kim là điều không thể phủ nhận. Trước khi tham gia và trở thành thành viên sáng lập Hội Phật giáo Bắc Kỳ vào năm 1934(6), sau đó đảm nhiệm vị trí Trưởng Ban Khảo cứu và diễn giảng của hội, Trần Trọng Kim từng có bài viết liên quan đến tình hình Phật giáo và việc ông cổ động cho phong trào chấn hưng Phật giáo lúc bấy giờ. Trên mặt trận báo chí, Trần Trọng Kim từng đề xuất, gợi ý ra một chương trình chấn hưng Phật giáo mà trọng tâm chính là lấy việc “nghiên cứu nghiêm túc kinh điển và phiên dịch tiếng Việt để hiểu và phổ biến rộng rãi giáo lý đạo Phật”(7).
Giai đoạn từ năm 1932-1934, trên tờ Trung Bắc tân văn, Trần Trọng Kim có đăng bài viết liên quan đến Phật giáo cụ thể là bài “Việc chấn hưng Phật học ở nước ta” số ra các ngày 5, 7, 8 tháng 5 năm 1932. Mặc dù số lượng các bài viết khiêm tốn, nhưng là các bài viết chất lượng, không chỉ gây được tiếng vang lớn, mà nó còn thu hút lượng đọc giả ngày càng quan tâm nhiều hơn đến Phật giáo.
Đến năm 1936, Trung Bắc tân văn lại in tiếp bài “Quan niệm về cuộc nhân sinh” của Trần Trọng Kim. Bài này do Trần Trọng Kim thuyết giảng tại Hội Trí tri Nam Định và ngày 18 tháng 1 năm 1936. Nội dung của bài viết thể hiện được mức độ hiểu biết và trình độ uyên thâm của Trần Trọng Kim về tôn giáo. Điểm nhấn của bài báo là những tâm sự, hoài bão của Trần Trọng Kim về thời cuộc, về sự đổi mới đang diễn ra trên quê hương. Trần Trọng Kim cho rằng phần nhiều người trong nước đã hiểu sai về sự tiến bộ, đã dẫn tới hệ quả ngày càng làm cho cuộc sống thêm mất phương hướng, ông nói: “Nhưng ta lại hiểu lần rằng sự tiến hóa của nhân quần xã hội chỉ cốt ở phần vật chất mà thôi, chứ không cần đến tinh thần, thành thử việc biến thiên trong cuộc nhân sinh của ta có nhiều điều chếnh lệch”(8).
Đương thời, đối diện trước sự tiến bộ của phương Tây, người Việt cũng hô hào đòi chạy theo khoa học, nhưng họ chỉ thấy được cái bề ngoài của sự phát triển mà không nắm bắt được yếu tố then chốt để làm nên sự phát triển đó. Vì không nắm được yếu điểm này, cho nên cứ học tập, cứ bắt chước theo phương Tây nhưng lại không mang đến kết quả nào cả. Theo Trần Trọng Kim, yếu điểm ở đây chính là việc phát triển cho được cái “tinh thần”, “cái tâm” bên trong: “Tiềm lực ấy là cái tinh thần, hay cái tâm, tự nó phải phấn đấu luôn để tác các định cục. Nếu ta không có cái tiềm lực ấy, thì dù ta khéo bắt chước thế nào cũng chỉ là sự bắt chước ở bề ngoài mà thôi, chứ kết cục vị tất đã có hiệu quả gì mấy. […]. Vậy muốn tiến hóa cho đúng lẽ phải, thì ta lo gây lấy cái tinh thần cho thật mạnh”(9).
Sự quan tâm của Trần Trọng Kim dành cho Phật giáo ngày càng được đẩy mạnh sau khi ông tham gia vào Hội Phật giáo Bắc Kỳ. Ngay từ những ngày đầu thành lập hội, ông đã mạnh dạn nêu ra ý kiến cần “áp dụng những quy tắc kỷ luật nghiêm ngặt, tăng sĩ vi phạm giới luật phải rời khỏi chùa và hoàn tục”(10). Đồng thời ông cũng tham gia vào việc sửa đổi Điều lệ hội, “soạn lại hoàn toàn và được Đại hội đồng phê chuẩn ngày 26 tháng 6 năm 1938”(11).
Trong vai trò là Trưởng Ban khảo cứu và diễn giảng, nhiều tác phẩm Phật học đã được ra đời. Kể từ số báo 53, Phật lục được đăng tải định kỳ trong tạp chí Đuốc Tuệ, giúp tờ báo càng phong phú thêm về nội dung.
Nhờ vào những ghi chép rất tỉ mỉ của tác giả về cách bố trí thờ cúng trong các ngôi chùa tại Bắc Kỳ, từ đó có thể căn cứ theo cuốn Phật lục “để tiến hành các cải cách về nơi thờ tự”(12). Chưa hết, ông còn viết cuốn Phật giáo thuở xưa và Phật giáo ngày nay. Sách được chia là ba chương và phần phụ lục, nội dung giới thiệu các kiến thức căn bản của Phật giáo Tiểu thừa, Đại thừa, Phật giáo Việt Nam, Phật giáo Trung Quốc và những thông tin hữu ích khác.
Ngoài công việc sáng tác, Trần Trọng Kim còn là một diễn giả tài ba của Hội Phật giáo Bắc Kỳ. Mỗi buổi diễn giảng của ông luôn mang đến nhiều cảm xúc. Do đó, ông để lại rất nhiều ấn tượng trong lòng thính giả. Các bài thuyết giảng của ông luôn hướng đến cổ động cho phong trào chấn hưng Phật giáo, đề cao những giá trị cốt lỗi của giáo lý. Ông từng thuyết giảng các chủ đề “Phật giáo đối với cuộc nhân sinh”(13), “Thuyết thập nhị nhân duyên của Phật giáo”(14), “Phật giáo Tiểu thặng và Đại thặng”, “Cái nghĩa hoa sen đối với đạo Phật”(15).
Trong số các buổi thuyết giảng của Trần Trọng Kim, buổi thuyết vào ngày 17 tháng 3 năm 1935, tại chùa Quán Sứ với chủ đề “Phật giáo đối với cuộc nhân sinh”, ông đã để lại rất nhiều ấn tượng tốt đẹp trong lòng thính chúng, thu hút “khoảng ba trăm thính giả”(16). Qua nội dung thuyết giảng, ông phác họa được hình ảnh một đạo Phật đã ăn sâu vào tâm trí người Việt: “Một tông giáo có phần rất cao thâm, rất phổ thông mà lại thấm thía vào tủy não người mình bao nhiêu đời nay, người trong nước hầu khắp từ Nam chí Bắc, ai ai cũng tín ngưỡng và sùng bái”(17). Một đạo Phật luôn hướng đến xây dựng đời sống tinh thần lành mạnh với những lời dạy sâu sắc có khả năng đưa tới an lạc, giảm thiểu khổ đau: “Cái đạo có thế lực về đường tinh thần sâu xa như thế.., khiến những tín đồ biết rõ cái đạo của mình tin và biết cách ăn ở cho phải đạo, để bớt được những sự khổ não trong đời”(18).
Nhưng trên hết là sự khẳng định của Trần Trọng Kim về chủ đích thành lập hội Phật giáo Bắc Kỳ không nằm ngoài ý muốn phục hưng Phật giáo. Ông nói: “Bởi những lẽ ấy cho nên chúng tôi rủ nhau đứng lên lập hội Phật giáo, chủ ý là muốn làm cho sáng cái đạo đã mờ, muốn trau chuốt cho bóng bẩy hơn trước và lại thích hợp với nhu yếu của người đời”(19). Xuất phát từ câu nói này, trong cuốn Việt Nam Phật giáo sử luận, tác giả Nguyễn Lang đã nhận định: “Những dòng trên có thể được xem là một bản “tuyên ngôn” của phong trào chấn hưng Phật học”(20).
Hai phương diện chủ đạo thể hiện rõ nhất vai trò của Trần Trọng Kim trong phong trào chấn hưng Phật giáo là việc nghiên cứu và hoạt động diễn thuyết. Nhờ vào hai yếu tố này, Trần trọng Kim đã thu hút sự quan tâm của giới trí thức dành cho Phật giáo ngày một nhiều hơn, từ đó góp phần chấn chỉnh, dẹp bỏ được các hủ tục, xây dựng nếp sống tòng lâm mô phạm. Có thể thấy, Trần Trọng Kim đã rất cố gắng truyền tải kiến thức Phật giáo phổ biến vào đời sống xã hội, xây dựng nền tảng đạo đức vững chắc giúp Phật giáo có thể phát triển lâu dài.
Tóm lại trong nhiều vai trò khác nhau, Trần Trọng Kim làm sống lại các giá trị văn hóa truyền thống, đặc biệt đối với phong trào chấn hưng Phật giáo Bắc Kỳ ông góp phần tạo nên những thành công quan trọng bước đầu, làm nên nền tảng ổn định cho Phật giáo về sau. Nhưng sâu xa hơn, những hoạt động khôi phục văn hóa, chấn hưng Phật giáo của Trần Trọng Kim còn phản ánh quá trình tiếp thu và phản ứng của giới trí thức Việt Nam như thế nào đối với sự xâm nhập trào lưu văn hóa mới đến từ phương Tây. Nhờ tiếp cận linh hoạt, Trần Trọng Kim và những nhà hoạt động văn hóa Việt Nam đầu thế kỷ XX, đã khéo léo chọn lựa được cách thức phù hợp, giúp cho văn hóa truyền thống chẳng những không mất đi bản sắc đặc trưng, mà còn tồn tại song hành cùng sự phát triển của thời đại.
Thích Bổn Đức – Cao học Khóa III, Học viện PGVN tại Tp.HCMTạp chí Nghiên cứu Phật học Số tháng 5/2022
CHÚ THÍCH:(1) Dương Quảng Hàm, Việt Nam văn học sử yếu, Bộ Giáo dục – Trung tâm học liệu, Sài Gồn, 1968, tr. 450(2) Trịnh Văn Thảo (2020), Ba thế hệ trí thức người Việt (1862-1954), Nxb. Tri thức, Hà Nội, tr. 312(3) Tính tới thời điểm ra đời cuốn Việt Nam sử lược, trước đó đã có cuốn Đại Nam quốc sữ diễn ca, do Phạm Đình Toái biên soạn và xuất bản vào năm 1870. (Theo La Sơn Yên Hồ Hoàng Xuân Hãn (1998), Tập II: Trước tác (Phần II: Lịch sử), Nxb. Giáo dục, tr. 33(4) Nguyễn Q. Thắng, Nguyễn Bá Thế (2013), Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, Nxb. Văn hóa – Thông tin, Hà Nội, tr. 1906(5) Trinh Văn Thảo (2020), Ba thế hệ trí thức người Việt (1862-1954), Nxb. Tri thức, Hà Nội, tr. 371(6) Trần Trọng Kim là một trong 32 thành viên sáng lập Hội Phật giáo Bắc Kỳ. Theo nghị quyết đặc biệt của hội Phật giáo Bắc Kỳ, thành viên sáng lập sẽ là “cố vấn vĩnh viễn” của hội. (xem Ninh Thị Sinh, Phong trào chấn hưng Phật giáo ở Bắc Kỳ. Trường hợp Phật giáo (1934-1945), Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr. 111)(7) Ninh Thị Sinh (2020), Phong trào chấn hưng Phật giáo ở Bắc Kỳ. Trường hợp Phật giáo (1934-1945), Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr. 175(8) Nguyễn Văn Học (sưu tầm, giới thiệu), Lệ Thần Trần Trọng Kim Quan điểm về cuộc nhân sinh, Nxb. Khoa học – Xã hội, Hà Nội, 2021, tr. 96-97(9) Nguyễn Văn Học (sưu tầm, giới thiệu), Lệ Thần Trần Trọng Kim Quan điểm về cuộc nhân sinh, Nxb. Khoa học – Xã hội, Hà Nội, 2021, tr. 97(10) Ninh Thị Sinh (2020), Phong trào chấn hưng Phật giáo ở Bắc Kỳ. Trường hợp Phật giáo (1934-1945), Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr. 258(11) Ninh Thị Sinh (2020), Phong trào chấn hưng Phật giáo ở Bắc Kỳ. Trường hợp Phật giáo (1934-1945), Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr. 258(12) Ninh Thị Sinh (2020), Phong trào chấn hưng Phật giáo ở Bắc Kỳ. Trường hợp Phật giáo (1934-1945), Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr. 219(13) Bài này giảng ngày 17 tháng 3 năm 1935 tại chùa Quán Sứ, Hà Nội. (Trần Trong Kim, Phật giáo trong ba bài thuyết giảng, Nxb. Tân Việt, 1958)(14) Bài này giảng ngày 11 tháng Giêng năm 1936, tại chùa Quán Sứ, Hà Nội. (Trần Trong Kim, Phật giáo trong ba bài thuyết giảng, Nxb. Tân Việt, 1958)(15) Đuốc Tuệ, số 37, ngày 25/8/1936.(16) Ninh Thị Sinh (2020), Phong trào chấn hưng Phật giáo ở Bắc Kỳ. Trường hợp Phật giáo (1934-1945), Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr. 186, 187(17) Trần Trong Kim, Phật giáo trong ba bài thuyết giảng, Nxb. Tân Việt, 1958, tr. 13(18) Trần Trong Kim, Phật giáo trong ba bài thuyết giảng, Nxb. Tân Việt, 1958, tr. 13(19) Trần Trong Kim, Phật giáo trong ba bài thuyết giảng, Nxb. Tân Việt, 1958, tr. 13, 14(20) Nguyễn Lang, Việt Nam Phật giáo sử luận, Nxb. Văn học, Hà Nội, 2014, tr. 883
TÀI LIỆU THAM KHẢO:1. Dương Quảng Hàm, Việt Nam văn học sử yếu, Bộ Giáo dục – Trung tâm học liệu, Sài Gồn, 1968.2. Nguyễn Văn Học (sưu tầm, giới thiệu), Lệ Thần Trần Trọng Kim Quan điểm về cuộc nhân sinh, Nxb. Khoa học – Xã hội, Hà Nội, 2021.3. Nguyễn Lang, Việt Nam Phật giáo sử luận, Nxb. Văn học, Hà Nội, 2014.4. Trịnh Văn Thảo (2020), Ba thế hệ trí thức người Việt (1862-1954), Nxb. Tri thức, Hà Nội.5. La Sơn Yên Hồ Hoàng Xuân Hãn (1998), Tập II: Trước tác (Phần II: Lịch sử), Nxb. Giáo dục.6. Nguyễn Q. Thắng, Nguyễn Bá Thế (2013), Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, Nxb. Văn hóa – Thông tin, Hà Nội.7. Ninh Thị Sinh (2020), Phong trào chấn hưng Phật giáo ở Bắc Kỳ. Trường hợp Phật giáo (1934-1945), Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.8. Trần Trong Kim, Phật giáo trong ba bài thuyết giảng, Nxb. Tân Việt, 1958.9. Tạp chí Đuốc Tuệ.
NHẬN DIỆN VÀ PHẢN BÁC LUẬN ĐIỂM XUYÊN TẠC: THỜI KỲ MẠT PHÁP CỦA PHẬT GIÁO Ở VIỆT NAM
Thượng uý Hồ Hữu Nghĩa, Bộ CHQS tỉnh đạt giải Tác phẩm Triển vọng tại Cuộc thi Chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Tư, năm 2024
Đạo phật du nhập vào Việt Nam từ hơn hai nghìn năm trước, với triết lý “Phật pháp tại thế gian” và truyền thống “Hộ quốc, an dân” phù hợp với đời sống, văn hóa, tín ngưỡng, phong tục, tập quán của người Việt Nam, Phật giáo đã được đông đảo người dân đón nhận và tin theo. Hiện nay, Phật giáo là tôn giáo có số lượng tín đồ đông nhất nước ta, có nhiều ảnh hưởng tích cực trong đời sống sinh hoạt hằng ngày. Góp phần quan trọng làm phong phú, sâu sắc thêm các giá trị văn hóa, xã hội, đạo đức, truyền thống, xây dựng các giá trị đạo đức con người và tư tưởng độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam.
Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến tôn giáo, đặc biệt là Phật giáo. Tư tưởng của người về Phật giáo trước hết là lòng vị tha, cứu khổ, cứu nạn, đề cao các giá trị tốt đẹp, tinh thần thương yêu con người và tìm ra con đường mang đến ấm no, hạnh phúc cho con người, giải phóng con người khỏi khổ đau, mong muốn sự bình an cho toàn xã hội. Người luôn đánh giá cao vai trò của đồng bào Phật tử đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc, coi các tín đồ Phật tử là một thành phần không thể thiếu trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, giành lại độc lập, tự do cho dân tộc. Với tầm nhìn vĩ đại, chủ tịch Hồ Chí Minh thấy rõ Phật giáo là một trong những điểm tựa vững chắc để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho con người.
Chính vì thế, ngày 15/3/1946, chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh thành lập Hội Phật giáo Việt Nam, đặt trụ sở tại 73 phố Quán Sứ, Hà Nội. Người đánh giá rất cao những đóng góp của đồng bào Phật tử đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Trong bức thư “Gửi Hội Phật tử Việt Nam” (năm 1947), người nhắn gửi: “Trong cuộc kháng chiến cứu nước, đồng bào Phật giáo đã làm được nhiều. Tôi cảm ơn đồng bào và mong muốn đồng bào cố gắng thêm, cố gắng mãi, cho đến ngày trường kỳ kháng chiến thắng lợi, thống nhất, độc lập thành công”[1].
Theo thống kê, các tín đồ Phật giáo có mặt rộng khắp ở 63/63 tỉnh, thành phố. Phật giáo là tôn giáo có số lượng tín đồ cao nhất, khoảng 14.000.000 tín đồ với hai hệ phái lớn: Phật giáo Nam tông (du nhập từ Ấn Độ) và Phật giáo Bắc Tông (du nhập từ Trung Quốc). Tuy có sự khác nhau về mặt văn hóa, giáo thuyết, cách thức tu hành nhưng cả hai hệ phái Phật giáo ở Việt Nam đều hướng con người đến những giá trị tốt đẹp, khuyên con người làm nhiều việc thiện, tu dưỡng bản thân và đều đồng lòng cùng Đảng, Nhà nước và nhân dân trong công cuộc xây dựng đất nước.
Mạt Pháp (tiếng Trung: Mòfǎ 末法; tiếng Nhật: Mappō 末法), trong tư tưởng Phật giáo Đại thừa Đông Á, là từ chỉ giai đoạn ở đó các giáo lý mà Phật dạy (Pháp) trở nên mai một (Mạt) và chỉ còn hình thức. Trong giai đoạn Mạt Pháp đa số tu sĩ và tín đồ không hiểu hoặc hiểu sai Phật pháp.
Mạt Pháp được nhắc đến trong các kinh điển Đại Thừa, ví dụ như trong Đại Tập Kinh giải thích rằng đây là “giai đoạn của các xung đột” khi những cuộc cãi vã và tranh chấp sẽ nảy sinh giữa những người tuân theo lời dạy của Phật và chân lý sẽ bị che khuất và mất đi. Trong thời đại này, Phật giáo sẽ mất đi khả năng cứu khổ cho người dân, vì những người được sinh ra trong thời Mạt pháp không có hạt giống của Phật quả gieo vào họ[2].
Một số tài liệu khác ghi chép, thời mạt pháp là giai đoạn của những giáo lý Đức Phật bị mai một, suy giảm dần. Không chỉ các phật tử tại gia mà chính các tăng ni cũng không hiểu được các giáo lý mà Phật đã dạy, tất cả chỉ còn dưới dạng hình thức. Ở giai đoạn này, rất nhiều người hiểu sai về Phật giáo. Thời mạt pháp dự đoán sẽ xuất hiện xảy ra nhiều điều xấu xa, trái với quy tắc đạo đức. Lúc này, các đệ tử của Phật pháp sẽ đấu đá, xung đột. Vấn đề này khiến họ không thể tu tập theo đức hạnh của Phật, không học được các điều lành, mà chỉ toàn khổ đau. Cứ như thế, giới luật dần dần bị phá hủy, Phật pháp sẽ bị hủy diệt[3].
Ta có thể hiểu rộng ra, thời mạt pháp có nghĩa là thời kỳ mà đa phần các Phật tử không còn làm đúng theo triết lý của Phật, truyền bá các tư tưởng sai trái, mê tín dị đoan, không còn hướng đến các giá trị tốt đẹp, thực hiện các hành vi trái với quan điểm, chủ trương của Đảng, vi phạm pháp luật của Nhà nước. Vấn đề này xảy ra chính trong tâm niệm của mỗi tín đồ Phật tử chứ không phải do Đảng, chính quyền Nhà nước hay một ai có thể tác động được.
Thời gian gần đây, với sự phát triển của công nghệ thông tin, mạng xã hội và sự tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường, một số cá nhân, tổ chức lợi dụng hình ảnh của Phật giáo để tuyên truyền, thuyết giảng. Tuy nhiên, quá trình tuyên truyền, thuyết giảng lại nảy sinh những vấn đề sai với giáo lý của đạo Phật. Thậm chí, tổ chức các hoạt động có biểu hiện của những hành vi tiêu cực, gây phản cảm, bức xúc trong dư luận. Điển hình như:
Tịnh thất bồng lai - Thiền am bên bờ vũ trụ: Lợi dụng kết quả giải quyết của các cơ quan chức năng về các đơn tố cáo của người dân địa phương để dàn dựng, biên tập Video, clip đăng tải trên mạng xã hội nhằm tuyên truyền, xuyên tạc, xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của cơ quan, tổ chức, cá nhân và mang tính kích động, gây mất an ninh trật tự ở địa phương. Có các hành vi lợi dụng Phật giáo, trẻ em để trục lợi phi pháp.
Chùa Ba Vàng: Có nhiều vụ việc “bê bối” liên quan đến “thỉnh vong”, “cúng sao giải hạn” hay các buổi Livestream về vấn đề “thỉnh giải oán kiếp”, “oan gia trái chủ” với giáo lý trái với đạo Phật, khuyên mọi người đi làm lễ để “giải nghiệp”, các cơ quan chức năng đã vào cuộc xử lý. Hay gần đây nhất là vụ việc tổ chức chiêm bái “Xá lợi tóc Đức Phật” thỉnh từ Myanmar có dấu hiệu mê tín dị đoan, gây nhiều phản ứng từ dư luận, tạo nhiều bức xúc trong nhân dân, ảnh hưởng đến uy tín của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Một số vị hòa thượng khi thuyết pháp có những lý lẽ, cách thức truyền đạt không chuẩn mực, không đúng với triết lý của Phật giáo. Lồng ghép truyền tải các yếu tố “mê tín dị đoan”, có những phát ngôn dễ gây hiểu lầm. Thậm chí, kêu gọi “cúng dường” một cách rất “tiêu cực” tạo nên nhiều sự phản đối, dư luận không tốt trong xã hội. Một số cá nhân giả làm “thầy tu” để làm những trò lố bịch và phản cảm, thậm chí lừa gạt, chiếm đoạt tài sản của người khác,.
Các hành vi lợi dụng yếu tố tôn giáo để truyền bá tài liệu chống phá Đảng, Nhà nước, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc; khuếch trương thanh thế của tổ chức phản động KKF; kêu gọi đồng bào Khmer “đòi đất”. Hay các sự việc kích động, gây mất an ninh trật tự, hành vi sử dụng bạo lực, cố ý gây thương tích, giam giữ người trái phép và chống người thi hành công vụ...
Lợi dụng một số vụ việc, hành vi tiêu cực trên, các thế lực phản động tiến hành biên tập, dàn dựng, đăng tải các thông tin sai lệch, xuyên tạc cho rằng Phật giáo ở Việt Nam đã vào thời kỳ mạt pháp, “Phật giáo làm kinh tế”, “Thế lực nào đứng sau Phật giáo?”, vu khống Nhà nước ta “đàn áp tôn giáo” nhằm tạo dư luận xấu trong xã hội. Từ đó, chúng cho rằng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, xã hội xảy ra nhiều việc xấu xa, tôn giáo biến tướng, tệ nạn tràn lan, “tất cả là do Cộng Sản”.
Vậy, mục đích của các luận điệu trên là gì?
Một là, làm suy giảm niềm tin của nhân dân vào Phật giáo.
Có thể thấy rằng, lợi dụng các hành vi, phát ngôn của một bộ phận nhỏ các hòa thượng, cơ sở thờ tự trong thuyết pháp, tổ chức các hoạt động tôn giáo, các thế lực thù địch tiến hành đẩy mạnh đăng tin bài, video, clip cắt xén không nguyên vẹn, phát tán rộng rãi trên các trang mạng xã hội (chủ yếu là Facebook và Tiktok) để tạo dư luận phản cảm, thu hút sự đồng tình từ phía người xem. Như vậy, các thế lực thù địch đã khá “gian xảo” khi thu hút được rất nhiều sự quan tâm, bình luận về các phát ngôn không đúng với triết lý Phật giáo của một số vị tu sĩ. Nhưng ẩn đằng sau đó chính là sự suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Phật giáo. Đây là điều hết sức nguy hiểm.
Hai là, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.
Với mục tiêu ban đầu là làm suy giảm niềm tin của nhân dân vào Phật giáo, các thế lực thù địch hướng đến chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. Bởi lẽ trước hết, đồng bào tôn giáo nói chung hay đồng bào Phật giáo nói riêng là một trong những lực lượng rất quan trọng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Điều này đã được chứng minh rất rõ qua công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Các thế lực thù địch đang cố tình tạo nên tâm lý “không tốt” khi nhắc đến Phật giáo. Để rồi, dần dần tạo khoảng cách giữa nhân dân và Phật giáo; giữa Phật giáo và các lực lượng khác trong xã hội.
Ba là, hạ thấp uy tín, vai trò lãnh đạo của Đảng đối với công tác tôn giáo.
Đây có thể được xem là mục đích cuối cùng, quan trọng nhất mà các thế lực thù địch hướng đến. Chúng rêu rao rằng dưới chế độ Cộng Sản, Phật giáo đã bị biến tướng, sa đọa; “Phật giáo Việt Nam đã đến thời kỳ mạt pháp do chế độ Cộng Sản”, “Phật giáo không nên liên quan đến chính trị”, “Ma quỷ đội lốt thầy tu”, “Thế lực nào đứng đằng sau Chùa Ba Vàng?”, “Công an đàn áp người sắc tộc theo Phật giáo”. Từ đó, chúng quy chụp, kết luận rằng Đảng Cộng sản Việt Nam không thể lãnh đạo công tác tôn giáo, kêu gọi hãy để “tôn giáo tự do”… Rõ ràng, động cơ và mục đích của các thế lực thù địch đã bộc lộ rất rõ khi đăng tải, viết bài về các vấn đề trên.
Thượng uý Hồ Hữu Nghĩa, Bộ CHQS tỉnh
Tác phẩm đạt giải Triển vọng tại Cuộc thi Chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Tư, năm 2024
Kỳ 3: TIẾP TỤC PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG XÃ HỘI CỦA NGƯỜI DÂN VIỆT NAM
[1] Chủ tịch Hồ Chí Minh với Phật giáo, Nxb tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, H, 2011, tr 167.