Thời gian tiếp nhận thường từ 7h00 đến 10h00 sáng.
Thời gian tiếp nhận thường từ 7h00 đến 10h00 sáng.
Chùa Pháp Tạng là 1 trong 6 ngôi chùa thuộc Tổ chức Quốc tế Bồ Đề Quang - BLI (Bodhi Light International, Inc.) được Thầy Thích Vĩnh Hóa sáng lập, căn bản là Phật giáo Đại thừa Trung Hoa được điều chỉnh cho phù hợp với văn hóa và cảm nhận của thời đại mới.
Ba ngôi chùa khác tại California là: Lư Sơn Tự (Rosemead, CA 91770); Quy Sơn Tự (Rosemead, CA 91770); Kim Lâm Thiền Tự (San Jose, CA 95125) và hai ngôi chùa ở Hàn Quốc là: Chùa Bảo Sơn (Chungcheongbukdo, South Korea); Bảo Loa Thiền Tự (Seongnam-si, Gyeonggi-do, South Korea).
Thầy Thích Vĩnh Hóa người miền Trung, đến Hoa Kỳ học đại học năm 1973, nhận bằng Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh của Trường Đại học Chicago, và làm việc gần 20 năm trong thế giới tập đoàn doanh nghiệp Hoa Kỳ. Năm 1995, Thầy theo Đại sư Tuyên Hóa xuất gia học thiền Chan. Năm 1999, Thầy được thọ Tỳ kheo giới từ Hòa thượng Thích Mãn Giác (Chùa Việt Nam, Los Angeles). Sau đó, Thầy qua Đài Loan học tiếng Hoa và Giới luật Tỳ Ni 2 năm. Thầy về Mỹ năm 2001, ẩn tu cho đến năm 2005 thì bắt đầu dạy thiền và nhận đệ tử.
Thông qua BLI, gần 20 năm qua, Thầy Thích Vĩnh Hóa đã tổ chức hoàn toàn miễn phí cho công chúng các Pháp hội Phật giáo, Phật thất, Quan Âm thất, Thiền thất. Tại chùa Pháp Tạng và các chùa khác ở California, Thầy có các thời giảng kinh điển Đại thừa (Kinh Hoa Nghiêm, Kinh Duy Ma Cật …) vào tối thứ sáu, trưa thứ bảy và trưa chủ nhật hàng tuần bằng tiếng Anh, được thông dịch sang tiếng Việt, tiếng Hoa và tiếng Hàn trên mạng YouTube và các kênh riêng biệt cho từng ngôn ngữ.
Chùa Pháp Tạng được Thầy Thích Vĩnh Hóa thành lập vào năm 2022. Chùa nằm ở khu vực yên tĩnh, có đầy đủ tiện nghi sinh hoạt cho việc tu tập, thiền tập, nghe pháp của chư thiện nam, tín nữ người Mỹ gốc Việt, gốc Hoa, gốc Hàn …
Điện Phật rộng thoáng, bài trí tôn nghiêm bộ tượng Tây Phương Tam Thánh (Đức Phật A Di Đà, Bồ tát Quán Thế Âm và Bồ tát Đại Thế Chí) bằng gỗ, được tạo tác tại Trung Quốc.
Trong Phật điện có các màn hình TV cỡ lớn để người đến nghe pháp do Thầy Thích Vĩnh Hóa giảng vào các giờ quy định trong tuần (thông tin chi tiết có trong tấm hình 41).
Chùa có chương trình Tea talk & Meditation vào lúc 9AM thứ bảy và 7 PM thứ sáu hàng tuần (xem hình 42).
Đặc biệt, trong 3 ngày 31/8, 01/9 và 02/9/2024 vừa qua, Chùa đã tổ chức triển lãm Xá lợi Chư Phật, Chư Thánh Tăng … thật quy mô, trang trọng tại Phật điện.
Chùa Pháp Tạng, Hoa Kỳ – Cửa thiền thanh tịnh, trang nghiêm!
Tài liệu tham khảo: https://vn.chanpureland.org/
01-05 Quang cảnh chùa Pháp Tạng
08-10 Giờ ngồi thiền (09:00am - 10:00am thứ bảy)
11-23 Các bảng giới thiệu triển lãm Xá lợi Phật
24-32 Trưng bày Xá lợi Chư Phật và Chư Thánh Tăng
33-40 Du khách và Phật tử xem triển lãm
Là một trong 10 châu tự trị của người dân tộc Tạng ở Trung Quốc, châu tự trị dân tộc Tạng Cam Nam, miền nam của tỉnh Cam Túc, nằm ở rìa phía đông bắc của cao nguyên Thanh Tạng, phía tây cao nguyên Hoàng Thổ, với một vùng thảo nguyên rộng lớn. Với 8 đơn vị hành chính cấp huyện, nơi đây có tổng diện tích 40.201km2, là nơi sinh sống của 745.900 người thuộc 24 dân tộc như Tạng, Hán, Hồi, Thổ, Mông Cổ...
Chiếm số lượng lớn trong dân số của châu tự trị, người dân tộc Tạng ở Cam Nam vẫn lưu giữ những nét đẹp văn hóa truyền thống từ xa xưa, nhất là những nghi thức sinh hoạt Phật giáo Tạng truyền rất đặc trưng của những Phật tử thuần thành. Không khó để bắt gặp cảnh tượng người dân nơi đây lễ bái một cách rất nhập tâm hay quay những chiếc chuông tại các ngôi chùa, để bày tỏ lòng thành kính và cầu mong những điều bình an trong cuộc sống.
Điều đặc biệt là những công trình Phật giáo nơi đây được đầu tư xây dựng rất quy mô, bề thế, trở thành những kiến trúc nguy nga, tráng lệ, là nơi người dân bản địa đến thực hành các nghi thức Phật giáo, đồng thời cũng trở thành những kiến trúc biểu tượng, thu hút rất đông khách du lịch đến tham quan, tìm hiểu về lịch sử văn hóa mảnh đất và con người nơi đây.
Rất đông du khách đến tham quan Phật các Mễ Lạp Nhật Ba.
Phật các Mễ Lạp Nhật Ba, là ngôi chùa nổi tiếng của người dân tộc Tạng, thờ cúng những nhân vật tiêu biểu của các tông phái Phật giáo Tạng truyền, với hơn 200 năm lịch sử. Ngôi chùa hiện nay được trùng tu xây dựng từ năm 1988, với thời gian 4 năm; chiều cao hơn 40m, tổng diện tích 4.028m, có tổng cộng 9 tầng với 1.270 bức tượng Phật lớn nhỏ.
Đây là công trình tiêu biểu, điểm đến nổi tiếng của thành phố Hợp Tác thuộc châu tự trị Cam Nam. Ngôi Phật các nổi tiếng bởi tạo hình kiến trúc độc đáo, vẻ ngoài nguy nga tráng lệ và những bức tượng Phật được điêu khắc tinh xảo trong một không gian huyền bí.
Phật các Mễ Lạp Nhật Ba có chiều cao hơn 40m, diện tích 4.028m2, 9 tầng với 1.270 bức tượng Phật lớn nhỏ.
Tòa bạch tháp trong khuôn viên Phật các Mễ Lạp Nhật Ba.
Người dân địa phương lễ bái rất nhập tâm.
Du khách trong bộ trang phục truyền thống của người Tạng.
Người dân địa phương quan niệm, quay những chiếc chuông tại các ngôi chùa, cũng là một lần đọc kinh, để cầu mong những điều bình an trong cuộc sống.
Chùa Lạp Bốc Lăng (Labrang) ở huyện Hạ Hà, châu tự trị Cam Nam là một trong 6 ngôi chùa quan trọng nhất của giáo phái Cách Lỗ, hay còn gọi là Hoàng Giáo trong Phật giáo Tạng truyền; được xây dựng từ năm 1.709 đời nhà Thanh, với 6 ngôi Kinh đường, 48 Phật điện lớn nhỏ, tổng diện tích hơn 1.000 mẫu, trở thành quần thể kiến trúc tự viện dân tộc Tạng tiêu biểu.
Chùa Labrang là một trong những ngôi chùa quan trọng nhất của Phật giáo Tạng truyền.
Ngôi chùa này có lịch sử lâu đời, được xây dựng từ năm 1.709 đời nhà Thanh.
Kiến trúc độc đáo, đặc trưng của dân tộc Tạng.
Chùa Labrang là ngôi trường đào tạo Phật giáo lớn nhất của Hoàng Giáo, được mệnh danh là "Học viện Tạng học thế giới" với nhiều cơ sở đào tạo về Phật học, ngôn ngữ, văn hóa, y dược đặc trưng của người Tạng. Vào thời kỳ đỉnh cao, nơi đây có tới 4.000 vị tu sĩ (lạt ma) tu học.
Ngôi chùa còn được coi là cơ sở đạo tạo Phật giáo Tạng truyền quan trọng.
Theo chân một vị lạt ma tìm hiểu về lịch sử của ngôi chùa.
Khuôn viên rộng lớn và những kiến trúc độc đáo khiến nơi đây trở thành điểm đến thu hút rất đông du khách.
Học thuyết tạng tượng là học thuyết nghiên cứu công năng sinh lý và quá trình biến hoá bệnh lý của tạng phủ. “tạng ” là chỉ sự tàng trữ bên trong của nội tạng, “ tượng “ là chỉ công năng sinh lý và hiện tượng bệnh lý biểu hiện ra bên ngoài.
Căn cứ vào công năng sinh lý mà phân ra tạng- phủ- phủ kỳ hằng.
Ngũ tạng gồm: Tâm, Can, Tỳ, Phế, Thận.
Lục phủ gồm: Đởm, vị, tiểu trường, đại trường, tam tiêu, bàng quang.
Phủ kỳ hằng: não, tuỷ, cốt, mạch, đởm, tử cung.
Tạng có chức năng hoá sinh và tàng trữ tinh khí, luôn duy trì tàng trữ ở bên trong mà không bài xuất ra ngoài.
Phủ có chức năng thu nạp và chuyển hoá thuỷ cốc, luôn đảm bảo công năng bài xuất ra ngoài mà không tàng trữ lại ở bên trong.
Tâm chủ huyết mạch: tâm khí thúc đẩy huyết dịch vận hành trong lòng mạch, phát huy tác dụng dinh dưỡng và tư nhuận.
Đánh giá tâm chủ huyết mạch: Sắc mặt hồng nhuận; mầu sắc lưỡi hồng nhạt, sáng bóng; mạch hoà hoãn có lực; cảm giác ở lồng ngực: thư thái
Tâm tàng thần: chi phối hoạt động sinh lý và hoạt động tinh thần, ý thức, tư duy của cơ thể con người.
Tâm quan hệ với thần chí là vui mừng.
Can tàng huyết: điều tiết lượng huyết, phòng ngừa xuất huyết.
Can chủ sơ tiết: Sơ tức là sơ thông, tiết tức là phát tán, làm cho khí toàn thân thông mà không trệ, tán mà không uất.
Chủ vận hoá: vận là chuyển vận; hoá là tiêu hoá hấp thu. Tỳ biến thức ăn thành các chất tinh vi, hấp thu và chuyển vận khắp toàn thân.
Chủ thăng thanh: Thanh là chỉ vật chất tinh vi, được vận chuyển lên trên đến đầu mặt, tâm phế, hoá sinh thành khí huyết dinh dưỡng toàn thân.
Chủ thống huyết: làm cho huyết dịch vận chuyển đúng trong lòng mạch.
Tỳ chủ cơ nhục: tỳ khí kiện vận, dinh dưỡng của tứ chi sung túc.
Chủ khí, quản hô hấp: trao đổi khí bên trong và bên ngoài cơ thể, hít thanh khí và thải trọc khí, thay cũ đổi mới để duy trì hoạt động sống của cơ thể.
Thông điều thuỷ đạo: sơ thông, điều tiết vận động tuyên phát- túc giáng của phế đối với sự vận chuyển, phân bố và bài tiết của tân dịch. Tuyên phát làm cho thuỷ dịch hướng lên trên ra ngoài, phân bố khắp toàn thân, sau khi trao đổi hình thành mồ hôi, bài tiết qua lỗ chân lông ra ngoài. Túc giáng: thuỷ dịch hướng lên trên vào trong mà thành nguồn sinh ra nước tiểu, thông qua khí hoá của thận, sau khi trao đổi thuỷ dịch hoá thành nước tiểu trữ ở bàng quang, sau đó bài tiết ra ngoài.
Thận tàng tinh: bế tàng, trữ tồn tinh khí, ngăn ngừa tinh khí vô cớ tiêu mất. Tinh tàng trữ ở thận có 2 nguồn gốc: tinh tiên thiên là tinh sinh dục bẩm thụ từ bố mẹ, tinh hậu thiên là vật chất tinh vi của thành phần dinh dưỡng và tạng phủ trao đổi hoá sinh mà thành.
Thận chủ thuỷ: thận có tác dụng chủ trì và điều tiết tân dịch. Quá trình đó là: vị, tiểu trường, đại trường dưới sự hiệp trợ của tỳ, hấp thu chất tinh vi của thức ăn sinh thành tân dịch; sau đó thông qua tỳ, phế, thận, tam tiêu đưa tân dịch phân bố toàn thân; sau khi trao đổi, hình thành chất cặn bã, thông qua đường tiểu, mồ hôi, hơi thở bài xuất ra ngoài.
Thận chủ nạp khí: tức là thận giúp phế duy trì độ sâu khi hô hấp, ngăn ngừa hô hấp nhanh nông.
Trữ tồn dịch mật: do can hoá sinh, hội tập ở đởm, tiết ra ở tiểu trường, tác dụng tiêu hoá thức ăn, là điều kiện trọng yếu để công năng vận hoá của tỳ vị đạt dược bình thường.
Bài tiết dịch mật: công năng sơ tiết của can trực tiếp khống chế và điều tiết quá trình bài tiết dịch mật.
Chủ quyết đoán: nếu đởm khí hư sẽ mất khả năng quyết đoán.
Chủ thu nạp, làm nhừ thuỷ cốc: Thức ăn qua miệng và thực quản, nạp ở vị. Thuỷ cốc sau khi được vị làm nhừ, chuyển xuống tiểu trường, chất tinh vi thông qua vận hoá của tỳ mà đi nuôi dưỡng toàn thân.
Chủ thông giáng: thức ăn nhập vị, chuyển xuống tiểu trường, hoá thành khí huyết tân dịch.
Chủ thu đựng và hoá vật: tiểu trường tiếp thụ và chứa đựng thức ăn sau khi được vị sơ bộ tiêu hoá. Hoá vật tức là thức ăn lưu giữ ở tiểu trường một thời gian, tiếp tục phân hoá cốc thành chất tinh vi và cặn bã.
Phân biệt thanh trọc: thanh là chất tinh vi của thuỷ cốc, trọc là chất cặn bã. Tiểu trường hấp thu các chất thanh, truyền tống chất trọc xuống đại trường.
Đại trường tiếp thụ chất cặn bã và thuỷ dịch sau khi tiểu trường phân biệt thanh trọc, tái hấp thu thuỷ dịch có trong chất cặn bã, hình thành phân truyền tống xuống đoạn cuối của đại tràng, qua hậu môn bài xuất ra ngoài.
Ngoài ra tác dụng chuyển đạo của đại trường có quan hệ với công năng khí hoá của thận. Nếu thận âm bất túc, dịch trường khô táo sinh ra tiện bí; thận dương hư có thể gây dương hư tiện bí hoặc dương hư tiết tả.
Công năng chủ yếu là trữ niệu và bài niệu. Nước tiểu là do thận khí hoá tân dịch mà thành, được lưu trữ ở bàng quang một thời gian nhất định rồi bài xuất ra ngoài.
Là khái niệm bộ vị đơn thuần, cơ hoành trở lên là thượng tiêu, từ cơ hoành đến rốn là trung tiêu, dưới rốn là hạ tiêu.
Công năng chủ yếu của tam tiêu là một trong lục phủ.
Thông hành nguyên khí: là khí cơ bản nhất của cơ thể con người. Nguyên khí gốc ở thận, thông qua tam tiêu vận hành toàn thân..
Vận hành thuỷ dịch: Sự trao đổi thể dịch toàn thân là do phế, tỳ, thận hiệp đồng hoàn thành, nhưng phải cần tam tiêu để thông đạo mới có thể thăng giáng xuất nhập bình thường.
Đặc điểm công năng sinh lý với sự phân chia tam tiêu:
Thượng tiêu: bao gồm tâm, phế, đầu mặt. Công năng chủ yếu là chủ sự thăng phát, tuyên phát vệ khí, phân bố thuỷ cốc tinh vi nuôi dưỡng toàn thân.
Trung tiêu: bao gồm tỳ, vị. Công năng tiêu hoá, hấp thu, đồng thời phân bổ thuỷ cốc tinh vi và hoá sinh huyết dịch.
Hạ tiêu: gồm tiểu trường, đại trường, can, đởm, thận, bàng quang.
Công năng chủ yếu là bài tiết chất cặn bã, nước tiểu.
Bao gồm não, tuỷ, cốt, mạch, tử cung, đởm. Trong đó, đởm vừa là phủ kỳ hằng, vừa thuộc 1 trong lục phủ. Vì dịch mật đởm bài tiết có tác dụng giúp đỡ trong quá trình tiêu hoá, nên thuộc vào lục phủ. Nhưng đởm không có công năng thu nạp và chuyển hoá thuỷ cốc, chỉ có “ tàng “ dịch mật, nên thuộc về phủ kỳ hằng.
Não nằm trong hộp sọ, do tuỷ hội tụ mà thành, nên gọi là “ tuỷ hải”.
Não có quan hệ với hoạt động tinh thần: là nơi hội tụ của tinh tuỷ, là chỗ cư trú của nguyên thần.
Công năng nghe, nhìn, ngửi, tư duy, ký ức, nói đều thuộc về não
Tác dụng hai mạch xung- nhâm với bào cung: hai mạch xung nhâm đều khởi nguồn từ bào cung. Mạch xung đi cùng với kinh thận, để điều tiết khí huyết của 12 kinh mạch. Mạch nhâm chủ bào thai, từ bụng dưới tương hội với 3 kinh âm ở chân để điều tiết kinh âm toàn thân Thông qua sự điều tiết của 2 mạch xung nhâm mà vào tử cung, hình thành kinh nguyệt.
Tác dụng của tâm can tỳ đối với bào cung: Thành phần chủ yếu của kinh nguyệt là huyết. Nếu tâm thần bất an, gây nên kinh nguyệt rối loạn. Nếu công năng của can, tỳ thất điều, gây nên kinh nguyệt quá nhiều, chu kỳ kinh ngắn, hành kinh dài ngày, băng lậu...Nếu khí huyết bất túc, can huyết hao hư, gây nên kinh nguyệt ít, sắc nhạt, kinh bế, khó thụ thai.
PHẦN 2. HỘI CHỨNG BỆNH TẠNG PHỦ
Tâm khí hư là hội chứng hay gặp ở người già; do một số bệnh khác như thiểu năng động mạch vành, mất mồ hôi, tân dịch nhiều làm ảnh hưởng đến khí huyết.
Lâm sàng: trống ngực, thở ngắn, tự hãn, hoạt động bệnh tăng lên.
Kèm thêm hiện tượng khí hư: sắc mặt xanh, mệt mỏi vô lực, lưỡi nhạt mềm bệu, rêu trắng, mạch hư
Tâm huyết hư là do sự sinh ra huyết giảm sút hoặc sấy ra sau khí mất máu như phụ nữ sau đẻ, rong huyết, chấn thương.
Lâm sàng: trống ngực hồi hộp, dễ kinh sợ, vật vã, mất ngủ, hay quên.
Kèm theo hiện tượng huyết hư: hoa mắt, chóng mặt, sắc mặt xamh, môi nhợt, lưỡi nhạt, mạch yếu.
Phế khí hư: do ho lâu ngày làm tổn thương phế khí, do tỳ khí hư không vận hoá được thuỷ cốc làm phế khí hư. Ngoài ra thận khí hư ảnh hưởng đến phế khí.
Lâm sàng: ho không có sức, thở ngắn ngại nói, tiếng nói nhỏ, người mệt vô lực, tự ra mồ hôi, sắc mặt trắng bệch, chất lưỡi nhạt mạch hư nhược
Phế âm hư: do mắc bệnh lâu ngày làm tổn thương phế âm. Có hai mức độ là phế âm hư và âm hư hoả vượng.
Lâm sàng: ho ngày càng nặng, không có đờm, hoặc đờm ít mà dính, họng khô ngứa, người gầy, chất lưỡi đỏ ít tân dịch, mạch tế vô lực. Nếu âm hư hoả vượng kèm thêm chứng ho ra máu, miệng khô khát, sốt về chiều, ra mồ hôi trộm, chất lưỡi đỏ, mạch tế sác.
Pháp điều trị: tư âm dưỡng phế.
Tỳ khí hư: do tạng người yếu, làm việc quá sức, ăn uống kém
Lâm sàng: ăn uống kém, người mệt mỏi vô lực, hơi thở ngắn, ngại nói, sắc mặt vàng. Nếu tỳ mất kiện vận thấy bụng đầy, đại tiện lỏng, chất lưỡi nhạt bệu, rêu lưỡi trắng, mạch hư. Nếu tỳ hư hạ hãm thấy ỉa chảy, sa trực tràng, sa dạ con, sa dạ dầy, trĩ, chất lưỡi nhợt, mạch hư nhược. Nếu tỳ không thống huyết thấy đại tiện ra máu, kinh nguyệt quá nhiều, rong kinh, chất lưỡi nhạt, mạch hư nhược.
Pháp điều trị: kiện tỳ ích khí, ích khí thăng đề, kiện tỳ nhiếp huyết.
Lâm sàng: bụng lạnh đau, chườm nóng đỡ đau, đại tiện lỏng, người lạnh, chân tay lạnh, lưỡi nhạt rêu trắng, mạch trầm trì.
Pháp điều trị: ôn trung kiện tỳ.
Can khí uất kết: Do tình thần bị kích động làm can khí uất lại gây cho khí huyết vận hành không thông xướng.
Lâm sàng: đau vùng mạng sườn, ngực sườn đầy tức. Phụ nữ kinh nguyệt không đều, thống kinh, trước khi hành kinh vú căng chướng, rêu lưỡi trắng nhờn, mạch huyền.
Pháp điều trị: sơ can, giải uất.
Can hoả vượng lên trên: Là do can khí hoá hoả, hoả hay đi ở bên trên, hay bức huyết ra ngoài mạch gây chảy máu
Lâm sàng: hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, tai ù, phiền táo, dễ cáu, mặt đỏ, mắt đỏ, miệng đắng, nước tiểu vàng, có khi ho ra máu, nôn ra máu, chảy máu cam, lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch huyền sác.
Lâm sàng: Sốt cao co giật: (nhiệt cực sinh phong): sốt cao, hôn mê, gáy cứng, có khi người uốn cong, tay chân co quắp, chất lưỡi đỏ, mạch huyền sác.
Can dương vượng: can dương thượng xung nhức đầu, chóng mặt, tai ù, phiền táo hay cáu, mất ngủ hay quên, chất lưỡi đỏ, ít tân dịch, mạch huyền. Chứng trúng phong: đột nhiên ngã, lưỡi cứng nói khó, liệt 1/2 người, có khi hôn mê bất tỉnh.
Can huyết hư sinh phong: đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, chân tay co quắp, run, tê bì, thị lực giảm, sắc mặt hơi vàng, kinh nguyệt ít và nhạt màu, lưỡi nhạt ít rêu, mạch huyền tế
Pháp điều trị: thanh nhiệt tức phong (nếu sốt cao co giật); bình can tức phong (can dương vượng); lương huyết tức phong (can huyết hư sinh phong).
Lâm sàng: sợ lạnh, tay chân lạnh, sắc mặt trắng, đau mỏi vùng thắt lưng, liệt dương, chất lưỡi nhạt, rêu trắng, mạch trầm trì hoặc mạch xích vô lực
Nếu thận khí hư không cố sáp thêm các chứng: di tinh, hoạt tinh, tiểu tiện nhiều lần, có khi không tự chủ, đái dầm, ỉa lỏng ở người già, nếu thận hư không nạp khí gây hen xuyễn khó thở, mạch phù vô lực; nếu thận hư không khí hoá bài tiết được gây phù toàn thân nhất là 2 chi dưới, ấn lõm, bụng đầy, đái ít, khó thở, chất lưỡi nhạt, mềm bệu, mạch trầm tế.
Pháp điều trị: ôn bổ thận dương, cố nhiếp thận khí, ôn bổ thận khí, ôn dương lợi thủy.
Lâm sàng: hoa mắt, chóng mặt, ù tai, răng lung lay, miệng khô, ngũ tâm phiền nhiệt, ra mồ hôi trộm, di tinh, chất lưỡi đỏ, mạch tế sác
Lâm sàng: vàng da, đau mạn sườn, lúc sốt lúc rét, miệng đắng, nôn mửa ra nước đắng.
Pháp điều trị: thanh lợi can đởm
Lâm sàng: đau vùng thượng vị, đau âm ỉ hoặc đau dữ dội, gặp lạnh đau tăng, chườm nóng thì đỡ, nôn ra nước trong, rêu lưỡi trắng trơn, mạch trầm trì hoặc trầm huyền
Lâm sàng: đau vùng vị quản cảm giác như bỏng, miệng khát thích uống nước lạnh, ăn mau tiêu mau đói, răng lợi sưng đau, miệng hôi, ợ chua, ợ hơi, chất lưỡi đỏ rêu vàng, mạch hoạt sác
Pháp điều trị: thanh tả vị hoả.
Lâm sàng: đau bụng đi lỵ, mót dặn, đại tiện ra máu mũi, rất nóng hậu môn, nước tiểu đỏ ngắn, rêu lưỡi vàng dầy, mạch huyền hoạt mà sác
Pháp điều trị: nhuận trường thông tiện.
Lâm sàng: tiểu tiện khó đái dắt, đau, tiểu tiện màu vàng, đái đục, đái ra máu mủ hoặc ra sỏi, rêu lưỡi vàng mạch sác
Pháp điều trị: thanh nhiệt trừ thấp.
Học thuyết tạng tượng là học thuyết nghiên cứu về công năng sinh lý và quá trình diễn biến bệnh lý của tạng và phủ
Tạng gồm: tâm, can, tỳ, phế, thận. Tạng có công năng tàng trữ tinh khí ở bên trong mà không bài xuất ra ngoài. Mỗi một tạng gồm nhiều công năng khác nhau tập hợp lại để duy trì chức năng sống của cơ thể.
Phủ gồm: đại trường, tiểu trường, bàng quang, đởm, vị, tam tiêu. Công năg của phủ để thu nạp, chuyển hóa thủy cốc và luôn đảm bảo bài xuất ra ngoài mà không tàng trữ bên trong.
Phủ kỳ hằng: đởm, não, tử cung, tủy, cốt, mạch. Công năng của phủ kỳ hằng để tàng trữ giống như tạng nhưng hình thái lại rỗng gióng như phủ.
Khi tạng phủ rối loạn công năng sẽ gây nên một loạt các hội chứng bệnh lý. Căn cứ vào các biểu hiện trên lâm sàng để giúp cho thầy thuốc chẩn đoán và điều trị.
Trần Quốc Bảo. Yhọc Cổ truyền, NXB Quân đội nhân dân, Hà nội 2013
Trường Đại học Y Hà nội .Yhọc cổ truyền- NXB - Y học, 1999.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh
Khi quý khách cần nhập viện theo chỉ định của bác sĩ, nhân viên lễ tân của chúng tôi sẽ giải thích tất cả các vấn đề liên quan cũng như sắp xếp ngày nhập viện cho quý khách. Nếu quý khách đồng ý nhập viện điều trị, quý khách sẽ được yêu cầu điền thông tin và ký Đồng ý điều trị. Trong trường hợp nhập viện phẫu thuật, quý khách sẽ cần thực hiện tạm ứng chi phí điều trị để bệnh viện có thể sắp xếp Phòng mổ cho ca phẫu thuật của quý khách. Nhân viên của chúng tôi cũng sẽ cung cấp cho quý khách tờ thông tin lưu viện.
Hãy để chúng tôi giúp bạn có thời gian lưu viện thoải mái và dễ chịu. Đội ngũ nhân viên lễ tân tiếp nhận nhập viên luôn sẵn sàng hỗ trợ giúp quý khách hoàn tất thủ tục đăng ký nhập viện một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Vui lòng thông báo cho nhân viên của Bệnh viện ở quầy lễ tân chính tầng 1 nếu quý khách nhập viện vào khung giờ từ 7h00 đến 10h00 sáng và 3h00 đến 5h00 chiều từ thứ 2 đến thứ 6 và vào thứ 7 từ 7h30 sáng đến 2h00 chiều.
Trong trường hợp cấp cứu hoặc nhập viện chuyển dạ ngoài giờ khám ngoại trú, chúng tôi sẽ tiếp nhận quý khách tại quầy lễ tân cấp cứu tại tầng trệt. Khoa cấp cứu làm việc 24 giờ/ 7 ngày trong tuần.
Nếu quý khách mong muốn hủy hẹn nhập viện hoặc nhập viện muộn hơn lịch đã hẹn vào giờ khám ngoại trú, từ 7h30 sáng đến 5h30 chiều từ thứ 2 đến thứ 6 và từ 7h30 sáng đến 2h00 chiều thứ 7, vui lòng thông báo trước ít nhất hai (02) ngày cho nhân viên lễ tân của chúng tôi theo số (84-24) 3577 1100. Ngoài giờ khám ngoại trú, quý khách vui lòng liên hệ theo số: (84-24) 3574 1111.